Hàn San tự và bài thơ Phong Kiều dạ bạc
Em là người ngoại đạo về thơ ca nhưng cũng mạnh dạn giới thiệu với các cụ bài thơ PHONG KIỀU DẠ BẠC của Trương Kế,có gì sai nhờ các cụ chỉ bảo
Trương Kể là nhà thơ đời Đường,không nổi tiếng như LÝ BẠCH ,ĐỖ PHỦ...nhưng bài thơ PHONG KIỀU DẠ BẠC lại nổi tiếng và có nhiều tranh cãi.
dịch âm hán việt
NGUYỆT LẠC ,Ô ĐỀ, SƯƠNG MÃN THIÊN
GIANG PHONG NGƯ HỎA ĐỐI SẦU MIÊN
CÔ TÔ THÀNH NGOẠI HÀN SAN TỰ
DẠ BÁN CHUNG THANH ĐÁO KHÁCH THUYỀN
dịch nghĩa:
Cầu Phong,đêm neo thuyền
Trăng lặn,quạ kêu sương đầy trời
Cây phong bên sông,ánh đèn chài,trước giấc ngủ buồn
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn Sơn
Nửa đêm tiếng chuông chùa Hàn sơn vọng đến thuyền khách
Các dịch giả và các nhà thơ đã dịch bài thơ này:
ĐÊM ĐẬU THUYỀN Ở BẾN PHONG KIỀU
Quạ kêu,trăng lặn,trời sương
Lửa chài le lói ,sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Nguyễn Hàm Ninh(1808-1867)
..........
Quạ kêu trăng lặn sương rơi
Lửa chài cây bãi đối người nằm co
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san
Trần Trọng Kim
..........
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Tản Đà
.........
Trăng lặn sương mờ nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn San tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền
Bùi khánh Đản
.........
Trăng lặn ,quạ kêu ,trời đầy sương
Ánh lửa chài xa quyện vấn vương
Hàng cây phong ngủ bên bờ vắng
Văng vẳng chuông khuya vỗ mộng thường
G.S Pham Khắc Tri
.........
Quạ kêu ,sương tỏa,trăng lui
Đèn chài cây bãi đối người nằm khô
Chùa đâu trên núi Cô Tô
Tiếng chuông đưa đến bến đò canh khuya
Ngô Tât Tố
.........
Chiều tà chiếc quạ kêu sương
Lủa chài vương ánh sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Hồ Dzếnh
.........
Trăng tà,quạ gọi,sương sa
Đèn câu nghiêng giấc sầu qua cây bờ
Chùa Hàn San,núi Cô Tô
Nửa đêm thuyền khách mơ hồ tiếng chuông
Lê Phương Nguyên
.........
Việc tranh cãi xoay quanh hai chữ GIANG PHONG và SẦU MIÊN:
Môt số nhà nghiên cứu (cả T.Q và VN) lại cho rằng 2 chữ đó là từ riêng chỉ địa danh
Giang Phong là chợ,còn Sầu Miên là ngọn núi ,do đó họ đã dịch như sau:
Trăng lặn ,sương dày,tiếng quạ trong
SẦU MIÊN loáng lửa cá GIANG PHONG
Cô Tô ngoài cõi Hàn Sơn ấy
Chuông vẳng thuyền khuya khách chạnh lòng
Quang Phúc(chủ nhiêm CLB Hán-Nôm Quảng Bình)
......
Nhưng phái coi 2 chữ trên là địa danh ít đươc ủng hộ.Tôi nhớ ko nhầm thì nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Tuân đã đến thăm chùa Hàn Sơn và có hỏi thăm núi SẦU MIÊN ,nhưng dân ở đó ko hiểu.Ông cũng nói rằng ko có 2 địa danh đó,2 từ đó là danh từ chung.Chuyện còn dài xin tạm dừng ở đây ,mong các cụ bỏ chút thơi gian dịch bài thơ để mọi người cùng vui.Hay hay ko ko quan trọng,vui là chính,các cụ cũng thấy có vị cũng bê nguyên văn 2 câu cuố i của người khác vào bản dịch của mình.Mời các cụ dịch nào
Hàn san tự ơ tỉnh Giang Tô,là một chùa nổi tiếng nhờ bài thơ của Trương Kế ,hay nhà thơ nổi tiếng nhờ đã đưa chùa Hàn San vào thơ.Có lẽ là cả hai.
Trương Kể là nhà thơ đời Đường,không nổi tiếng như LÝ BẠCH ,ĐỖ PHỦ...nhưng bài thơ PHONG KIỀU DẠ BẠC lại nổi tiếng và có nhiều tranh cãi.
dịch âm hán việt
NGUYỆT LẠC ,Ô ĐỀ, SƯƠNG MÃN THIÊN
GIANG PHONG NGƯ HỎA ĐỐI SẦU MIÊN
CÔ TÔ THÀNH NGOẠI HÀN SAN TỰ
DẠ BÁN CHUNG THANH ĐÁO KHÁCH THUYỀN
dịch nghĩa:
Cầu Phong,đêm neo thuyền
Trăng lặn,quạ kêu sương đầy trời
Cây phong bên sông,ánh đèn chài,trước giấc ngủ buồn
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn Sơn
Nửa đêm tiếng chuông chùa Hàn sơn vọng đến thuyền khách
Các dịch giả và các nhà thơ đã dịch bài thơ này:
ĐÊM ĐẬU THUYỀN Ở BẾN PHONG KIỀU
Quạ kêu,trăng lặn,trời sương
Lửa chài le lói ,sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Nguyễn Hàm Ninh(1808-1867)
..........
Quạ kêu trăng lặn sương rơi
Lửa chài cây bãi đối người nằm co
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san
Trần Trọng Kim
..........
Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Tản Đà
.........
Trăng lặn sương mờ nghe tiếng quạ
Lửa chài cây ánh giấc chưa yên
Cô Tô bên mái Hàn San tự
Đêm muộn chuông ngân vẳng đến thuyền
Bùi khánh Đản
.........
Trăng lặn ,quạ kêu ,trời đầy sương
Ánh lửa chài xa quyện vấn vương
Hàng cây phong ngủ bên bờ vắng
Văng vẳng chuông khuya vỗ mộng thường
G.S Pham Khắc Tri
.........
Quạ kêu ,sương tỏa,trăng lui
Đèn chài cây bãi đối người nằm khô
Chùa đâu trên núi Cô Tô
Tiếng chuông đưa đến bến đò canh khuya
Ngô Tât Tố
.........
Chiều tà chiếc quạ kêu sương
Lủa chài vương ánh sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Hồ Dzếnh
.........
Trăng tà,quạ gọi,sương sa
Đèn câu nghiêng giấc sầu qua cây bờ
Chùa Hàn San,núi Cô Tô
Nửa đêm thuyền khách mơ hồ tiếng chuông
Lê Phương Nguyên
.........
Việc tranh cãi xoay quanh hai chữ GIANG PHONG và SẦU MIÊN:
Môt số nhà nghiên cứu (cả T.Q và VN) lại cho rằng 2 chữ đó là từ riêng chỉ địa danh
Giang Phong là chợ,còn Sầu Miên là ngọn núi ,do đó họ đã dịch như sau:
Trăng lặn ,sương dày,tiếng quạ trong
SẦU MIÊN loáng lửa cá GIANG PHONG
Cô Tô ngoài cõi Hàn Sơn ấy
Chuông vẳng thuyền khuya khách chạnh lòng
Quang Phúc(chủ nhiêm CLB Hán-Nôm Quảng Bình)
......
Nhưng phái coi 2 chữ trên là địa danh ít đươc ủng hộ.Tôi nhớ ko nhầm thì nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Tuân đã đến thăm chùa Hàn Sơn và có hỏi thăm núi SẦU MIÊN ,nhưng dân ở đó ko hiểu.Ông cũng nói rằng ko có 2 địa danh đó,2 từ đó là danh từ chung.Chuyện còn dài xin tạm dừng ở đây ,mong các cụ bỏ chút thơi gian dịch bài thơ để mọi người cùng vui.Hay hay ko ko quan trọng,vui là chính,các cụ cũng thấy có vị cũng bê nguyên văn 2 câu cuố i của người khác vào bản dịch của mình.Mời các cụ dịch nào
Hàn san tự ơ tỉnh Giang Tô,là một chùa nổi tiếng nhờ bài thơ của Trương Kế ,hay nhà thơ nổi tiếng nhờ đã đưa chùa Hàn San vào thơ.Có lẽ là cả hai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét